Trưa nay tôi đọc được vài dòng tin nhắn của một người mẹ gửi đến. Chị tâm sự: “”nhiều lần em cố kìm chế và tự nhủ sẽ không mất bình tĩnh la con vô cớ. Vậy mà, sáng nay khi quét nhà vô tình nhìn thấy 1 tờ giấy bài tập em in cho con nằm dưới gầm giường, em liền quát con té tát và kêu con là hư đốn, định giấu bài tập mẹ cho hả. Con sợ lắm, ôm mẹ kêu xin lỗi. Nhưng, em cứ như 1 người điên quát tháo. Chiều nay lúc trò chuyện mới biết rằng bé làm chưa xong bài tập, nhưng vì bài khó và sợ em quát mà giấu đi để mai làm tiếp, chứ không phải cố giấu để không làm. Nghe đến đây, em đã rưng rưng nước mắt mà muốn ôm con và nói mẹ xin lỗi!””
SỰ KHÔNG THẤU HIỂU CON CỦA CHA MẸ!
Mọi vấn đề mâu thuẫn dẫn đến trừng phạt trẻ bằng la mắng, thậm chí bằng đòn roi hoặc so sánh sự yếu kém của con mình với những đứa trẻ khác là bắt nguồn từ sự không thấu hiểu của người làm cha làm mẹ. Bậc cha mẹ luôn đứng ở vị thế cha mẹ để áp đặt cách suy nghĩ của bản thân mình lên con cái. Bạn luôn muốn con phải như thế này; phải học cái kia, phải làm cái nọ. Bạn sẽ không bao giờ hiểu vấn đề của con, nếu bạn không “”nhỏ lại”” như trẻ. Điều này không có nghĩa là bạn lúc nào cũng chiều ý con mỗi lần con có vấn đề hoặc bướng bỉnh. Nếu bạn suy nghĩ như vậy là không đúng. “”Nhỏ lại”” như trẻ là cách mà bạn đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ trong tình huống đó, hiểu vấn đề khó mà trẻ đang phải đối mặt và vì sao trẻ trở thành “”kẻ bướng bỉnh”” như vậy. Điều này rất quan trọng nếu bạn muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ thành công sau này.
Trở lại dòng tâm sự của người mẹ đầu bài viết. Ở đây, giá như người mẹ chịu lắng nghe và không tự áp đặt suy nghĩ “”nó hư quá dám giấu bài mình cho”” thì câu chuyện có thể sẽ dễ dàng hơn cho cả bé và người mẹ. Thực ra nếu bạn chọn cách ứng xử với một đứa trẻ dưới 7 tuổi đang nói dối hay giấu diếm bằng quát tháo la mắng thì không phải cách. Cách tốt là cho trẻ biết là bạn biết điều trẻ nói dối hay đang giấu là đủ. Đó là cách giúp trẻ nhận ra cách làm đúng chứ không phải là nói dối hay giấu diếm.
Nhưng thực tế, cô bé trong câu chuyện bà mẹ này không hề giấu diếm, mà cô bé chỉ muốn chờ để làm tiếp nhưng sợ mẹ kiểm tra nên đã chọn một nơi cất giấu bí mật. Để tránh vấn đề này, cách ứng xử đơn giản là trước khi giao bài tập hãy cho trẻ thời hạn và quy định đến thời điểm nào đó nếu trẻ làm chưa xong thì sẽ cùng làm với mẹ.
ĐỂ TRÁNH ĐIỀU HỐI TIẾC TRONG CÁCH ỨNG XỬ LÀM ĐAU LÒNG CON TRẺ, BẠN NÊN:
1. Cho bạn và trẻ một khoảng dừng để có thời gian suy nghĩ về điều đang xảy ra. Não bộ ta rất dễ gắn ép, đổ lỗi một vấn đề là liên quan đến sai trái. Để tránh điều này, chúng ta cần bình tĩnh và tự hỏi: vấn đề này là từ đâu? tại sao như vậy?
2. Bớt la mắng hay đánh chửi vì nó đã được chứng minh là không hiệu quả trong giáo dục. Điều chúng ta nên làm là giải thích và giúp trẻ sửa sai
Khi con làm vỡ đồ, đừng la mắng. Hãy cho con biết con sai ở chỗ nào. VD trong nhà chật chội không thể đá banh, nếu con muốn đá banh ngày mai bố con ta ra sân bóng sau nhà cùng đá nhé và hãy hành động để con sửa sai: bây giờ còn mang găng tay cùng bố dọn dẹp nhà nào.
Nếu trẻ biếng ăn ngậm thức ăn, ném thức ăn và khóc không chịu ăn. Đừng cố ép con ăn bằng mọi cách. Hãy ngưng việc cho ăn và bảo “”liệu con có thể giúp mẹ bỏ những thức ăn con ném vào túi rác này không””. Và hành động thể hiện bạn sẽ cho bé một lựa chọn khác tốt hơn như mẹ sẽ làm bánh…lát mẹ con ta cùng thử nhé, con có thích cùng mẹ “”quậy phá”” với bột mì 1 tí không?.
3. Ai cũng sẽ có lúc thất bại, làm không được. Trẻ con cũng có tất cả những điều này vì trẻ đang học hỏi. Là cha mẹ chúng ta cần biết cách khuyến khích, hướng dẫn con làm cái chưa tốt dần trở nên tốt hơn, chứ đừng gắn ép là nó hư, nó dở, nó ngu… hoặc không bằng một ai đó.
#Babytalk #Trẻnhỏ #Sứckhỏe
Tham khảo nguồn: Bsi Anh Nguyen
—
BABY TALK
VPGD: Biệt thự NB1 – Hapulico Complex, 06 Lê Văn Thiêm, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 090 741 2222
Website: http://babytalk.vn/