Nuôi con là quá trình khiến mẹ quay cuồng với câu hỏi nên – không, đúng – sai. Trong đó, cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào là vấn đề tưởng đơn giản nhưng cũng khiến nhiều mẹ đau đầu.
Cai sữa là việc bạn ngưng cho bé bú sữa mẹ và bắt đầu cho bé ăn các loại thực phẩm khác. Đôi khi, thuật ngữ này có thể được dùng để chỉ việc ngưng bú bình, nhưng đa phần là chỉ việc ngưng bú sữa mẹ. Thế nhưng nên cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào thì cai sữa là tốt nhất? Cai sữa liệu có làm cho tình cảm giữa mẹ và bé trở nên mỏng manh hơn?
Cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào?
Cho bé bú bao lâu thì cai sữa? Cho trẻ bú mẹ đến mấy tuổi? Bé nên bú mẹ đến mấy tháng thì tự tin lớn khỏe? Đây là băn khoăn rất thường gặp của mẹ bỉm, nhất là những người lần đầu làm mẹ.
Theo các chuyên gia, bạn nên cho bé bú mẹ ít nhất 1 năm hoặc lâu hơn nếu cả bạn và bé đều muốn. Những người xung quanh có thể khuyên bạn cai sữa cho bé, nhưng điều này chưa chắc đúng. Việc chọn thời điểm cai sữa cho bé tùy thuộc vào bạn, khi nào bạn cảm thấy bé đã sẵn sàng thì hãy bắt đầu.
– Cai sữa sẽ được thực hiện dễ dàng nếu bé không còn hứng thú với sữa mẹ nữa. Điều này có thể xảy ra khi bé bắt đầu ăn giặm (khoảng 4 – 6 tháng). Một vài bé thích ăn giặm hơn bú sữa mẹ trước 12 tháng, sau đó bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác và tự uống sữa bằng ly.
– Bé từ 1 – 3 tuổi thường hiếu động. Vì vậy, việc ngồi yên để bú sữa mẹ dường như là không thể. Nếu bé cưng không còn hứng thú bú sữa nữa thì đây là lúc mà bạn nên cai sữa cho bé.
– Bên cạnh đó, bạn có thể bắt đầu cai sữa cho bé sau khi hết chế độ nghỉ thai sản hoặc khi cảm thấy đây là thời điểm bé nên cai sữa. Nếu bé không chịu, bạn hãy giảm bớt từ từ số lần cho bé bú.
Nếu nguyên nhân cai sữa xuất phát từ mẹ thì việc cai sữa sẽ mất nhiều thời gian hơn. Điều này phụ thuộc vào tuổi của bé cũng như cách mà bạn thực hiện. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé ngưng bú một cách đột ngột bởi việc này sẽ khiến bé dễ bị tổn thương cũng như khiến ngực bạn dễ bị nhiễm trùng và tắc ống dẫn sữa.
Làm thế nào để cai sữa cho bé?
Cai sữa cho bé không phải là việc dễ dàng. Ngoài băn khoăn nên cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào là tốt nhất thì nhiều mẹ cũng thấy lo ngại khi đối mặt với những khó khăn trong quá trình cai sữa cho con. Để việc “chuyển giao” diễn ra dễ dàng, bạn có thể thử các mẹo sau:
– Ngưng cho bé bú sữa mẹ, thay vào đó hãy cho bé bú bình hoặc uống sữa bằng ly. Bạn hãy quan sát xem bé sẽ phản ứng như thế nào và thay thế sữa mẹ bằng sữa công thức hoặc sữa bò nguyên chất (nếu bé hơn 1 tuổi).
– Giảm số lần cho bé bú trong vài tuần để bé có thời gian thích ứng. Bên cạnh đó, theo cách này, lượng sữa mà bạn tiết ra mỗi ngày cũng giảm. Điều này sẽ giúp vú không bị căng sữa, ít có nguy cơ bị viêm vú.
– Rút ngắn thời gian bú của bé. Nếu bé thường bú mỗi lần 10 phút, bạn hãy giảm xuống còn 5 phút nhé.
– Tùy vào tuổi của bé mà bạn hãy chuẩn bị cho bé những bữa ăn nhẹ phù hợp như nước sốt táo không đường hoặc một ly sữa (bé dưới 6 tháng tuổi sẽ không ăn được thực phẩm dạng rắn). Bạn hãy cho bé ăn thêm một số thực phẩm trong giai đoạn từ 6 tháng đến 1 tuổi.
– Trì hoãn việc cho bé bú và chuyển hướng sự chú ý của bé. Phương pháp này sẽ hiệu quả nếu bé lớn hơn và bạn có thể giải thích lý do với bé. Nếu bé đòi bú, hãy thu hút sự chú ý của bé bằng những hoạt động khác.
– Nếu bé muốn bú vào buổi chiều, hãy nói với bé rằng bé phải đợi đến lúc đi ngủ.
– Để việc chuyển đổi sữa mẹ sang sữa công thức dễ dàng, bạn có thể nặn một vài giọt sữa mẹ cho vào miệng bé trước khi cho bé bú bình. Ngoài ra, bạn cũng có thể vắt sữa mẹ vào bình và cho bé bú.
Làm thế nào để đảm bảo dinh dưỡng khi cho bé ngưng bú mẹ?
Những bé bú sữa mẹ hoàn toàn cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng khác mà sữa mẹ không thể cung cấp như vitamin D. Nếu bạn ngưng cho bé bú trước một tuổi, bạn vẫn cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa bột có bổ sung chất sắt. Khi bé lớn hơn một chút, bạn cần cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để bé có đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
#BabyTalk #Trẻsơsinh #Sứckhoẻ
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
—
BABY TALK
VPGD: Biệt thự NB1 – Hapulico Complex, 06 Lê Văn Thiêm, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Website: http://babytalk.vn/
Hotline: 090 741 2222