CHỌN SỮA CÔNG THỨC DỄ TIÊU HÓA, BA MẸ CÓ ĐANG BỎ QUÊN ĐI SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO KHÔNG?

201608470 111924344455276 7839055184499790544 n

Trong những năm tháng đầu đời của con, táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp và phổ biến ở nhiều trẻ. Nhiều “lời đồn” cho rằng sữa công thức nhiều dưỡng chất chính là nguyên nhân và vì vậy, nhiều bố mẹ vội vàng đổi sữa hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng sữa khi pha với hy vọng tăng tần suất đi cầu cho con. Tuy nhiên, những quan điểm này là sai lầm, có thể làm kéo dài tình trạng táo bón và làm mất cơ hội phát triển trí não của con.
Làm sáng tỏ 2 quan điểm sai lầm về sữa công thức của bố mẹ khi con bị táo bón

👉 Sữa giàu dưỡng chất khiến con bị táo bón
Nhiều bố, mẹ thường truyền miệng và tin rằng sữa giàu dưỡng chất là “sữa nóng”, khiến con bị báo bón. Đồng thời, sữa ít hàm lượng dinh dưỡng hơn là “sữa mát”, giúp con đi ngoài dễ dàng hơn.
Thực tế, “sữa nóng”, “sữa mát” chỉ là những khái niệm truyền miệng theo cách gọi dân gian, không có ý nghĩa khoa học. Sữa được bổ sung nhiều dưỡng chất không hề gây tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngược lại, đó là điều kiện tiên quyết giúp con phát triển não bộ về lâu dài.
Hơn nữa, trước khi lưu hành trên thị trường, sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phải đáp ứng đúng yêu cầu kiểm định nghiêm ngặt về thành phần và hàm lượng dưỡng chất, đảm bảo không có dưỡng chất nào vượt ngưỡng cho phép. Thông thường, nhiều nhà sản xuất sẽ có xu hướng cho ra công thức sữa với số lượng dưỡng chất chỉ “vừa đủ chuẩn” và hàm lượng mỗi chất gần mức tối thiểu giúp tiết kiệm chi phí và khiến sản phẩm có giá thành cạnh tranh hơn.
Như vậy, không có sữa công thức nào được phép chứa nhiều chất dinh dưỡng đến mức gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Thay vì lo lắng về việc chọn sữa giàu dưỡng chất gây táo bón, ba mẹ cần cân nhắc xem sữa mình đang chọn đã đủ dưỡng chất cho sự phát triển tối ưu, toàn diện của con hay chưa?
👉 Xem nhẹ việc tuân chủ chặt chẽ liều lượng khi pha sữa
Một “kinh nghiệm” phổ biến khác được các bố mẹ truyền tai nhau đó là khi con bị táo bón hoặc chậm đi ngoài, bố mẹ nên pha sữa loãng hơn. Thực tế, pha sữa loãng không phải là giải pháp khoa học giúp con cải thiện tình trạng chậm đi ngoài. Không những thế, việc uống loãng sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe của con như thiếu dinh dưỡng gây còi cọc, chậm lớn. Bên cạnh đó, việc cho nhiều nước vào sữa bột rồi cho con uống sẽ làm loãng nồng độ natri và chất điện giải trong cơ thể trẻ. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi bằng sữa công thức, việc thường xuyên uống sữa quá loãng sẽ khiến cơ thể dư nước, thậm chí bị ngộ độc nước.
Quan điểm xem nhẹ về tuân thủ hướng dẫn pha chế còn dẫn đến một sai lầm khác là pha sữa quá đặc so với mức chuẩn. Với hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ, sữa quá đặc khiến trẻ bị thiếu nước, dẫn đến táo bón, nặng hơn có thể khiến niêm mạc ruột bị tổn thương, gây viêm ruột và có thể hoại tử ruột.
Vì vậy, bố mẹ cần pha sữa đúng theo hướng dẫn được in trên vỏ hộp. Điều này sẽ đảm bảo cơ thể con được hấp thụ đủ những dưỡng chất cần thiết, trong đó có những chất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp con cải thiện tình trạng táo bón.
Bố mẹ cần nhớ rằng việc con chậm đi ngoài hơn trong thời gian đầu dùng sữa công thức có thể là do đường ruột của con cần thời gian để “làm quen” và dung nạp những dưỡng chất trong sữa. Chậm đi ngoài trong giai đoạn này không đồng nghĩa với việc bé bị táo bón. Qua giai đoạn này, tần suất đi cầu của bé sẽ cải thiện. Nếu vội vàng đổi sữa cho con hay tự ý pha loãng sữa ngay khi thấy bé có dấu hiệu chậm đi ngoài, bố mẹ đã vô tình khiến cơ thể, hệ tiêu hóa của con gặp nhiều vấn đề hơn và thậm chí làm ảnh hưởng quá trình phát triển trí não của con trong giai đoạn đầu đời.

👉 Bố mẹ đừng chọn “sữa mát” theo tin đồn mà bỏ lỡ giai đoạn vàng cho sự phát triển trí não
1.000 ngày đầu tiên được xem là giai đoạn vàng cho sự phát triển trí não của mỗi đứa trẻ. Trong đó, 12 tháng sau khi sinh được xem là cột mốc quan trọng cho giai đoạn này. Các nghiên cứu lâm sàng chứng minh trong giai đoạn từ 0-12 tháng tuổi, não bộ của bé sản xuất 15 triệu tế bào thần kinh mỗi phút. Lúc này, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành hàng triệu kết nối thần kinh của trẻ.
Trong đó, theo nghiên cứu lâm sàng, sự kết hợp của bộ ba DHA, vitamin E tự nhiên và lutein đóng vai trò then chốt trong quá trình tạo ra hàng loạt kết nối thần kinh ở trẻ nhờ vào việc DHA được bảo vệ tốt hơn khỏi quá trình oxy hoá. Từ đó, não hấp thụ được nhiều DHA hơn. Do đó, không phải chỉ DHA là đủ mà mẹ cần lựa chọn những sữa công thức có đủ bộ 3 dưỡng chất vàng này. Ngược lại, sự thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng này trong một năm đầu đời sau khi sinh có thể dẫn đến sự suy giảm nhận thức không thể phục hồi.

👉 Những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não
DHA chiếm tỷ lệ cao trong chất xám và tạo ra độ nhạy cho các neuron thần kinh. Chất xám càng nhiều, độ nhạy càng cao thì việc nhận biết và xử lý thông tin của trẻ càng nhanh nhạy và chính xác. Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển, trẻ sẽ không thể có được chỉ số IQ cao. Tuy là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ, DHA rất dễ bị các gốc tự do làm hư hại trước khi cơ thể trẻ hấp thụ. Lúc này, vitamin E và lutein đóng vai trò là chất chống oxy hóa để bảo toàn DHA khi được dung nạp vào cơ thể bé.
Cùng với DHA, Vitamin E tự nhiên được tìm thấy ở các vùng não có liên quan đến sự phát triển trí nhớ, ngôn ngữ và thị giác của trẻ. Vitamin E là một trong những chất chống oxy hóa trong chế độ ăn được biết nhiều nhất. Chất chống oxy hóa trong chế độ ăn là những chất có trong thức ăn có chức năng hạn chế tác dụng bất lợi của các “gốc tự do” gây hại, đồng thời giúp duy trì chức năng sinh lý bình thường trong các tế bào và mô khắp cơ thể. Các mô có nồng độ acid béo không bão hòa đa cao, như não và võng mạc, có thể đặc biệt hưởng lợi từ các chất chống oxy hóa tại chỗ để bảo vệ và bảo tồn tính toàn vẹn của màng tế bào.
Vitamin E tồn tại ở cả dạng tự nhiên và tổng hợp. Tuy nhiên, vitamin E tự nhiên có tính sinh học cao hơn so với dạng tổng hợp – là dạng có sinh khả dụng cao nhất của một trong những chất chống oxy hóa trong chế độ ăn được biết nhiều nhất.
Trong khi đó, Lutein chiếm 66 – 77% lượng carotenoid hình thành cấu trúc não bộ. Nồng độ Lutein cao hơn ở các vùng não của trẻ nhỏ liên quan đến học tập và trí nhớ. Đây cũng là dưỡng chất có vai trò tích cực trong việc quyết định khả năng ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ, nghe và nhìn của trẻ. Lutein còn có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ mô thần kinh.
Nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng đã khẳng định sự kết hợp toàn diện của DHA, vitamin E tự nhiên và lutein có thể tạo ra nhiều hơn 81% liên kết não bộ so với sự hoạt động đơn lẻ của DHA.
👉 Những dưỡng chất quan trọng cho con hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Hệ chất béo không dầu cọ: Bố mẹ nên ưu tiên sử dụng những sữa công thức có thành phần dầu thực vật “tích cực” như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu dừa thay vì dầu cọ – một loại dầu rẻ và rất phổ biến trong sữa công thức. Trong dầu cọ có hàm lượng axit palmitic (một loại chất béo bão hòa) cao. Khi tiêu hóa dầu cọ, axit palmitic sẽ kết hợp với canxi tạo ra một hợp chất khó tan gọi là xà phòng canxi. Hợp chất này vừa làm trẻ bị táo bón dai dẳng, vừa ngăn cản trẻ hấp thụ những dưỡng chất quan trọng như DHA – đặc biệt có lợi cho sự phát triển trí não.
Chất xơ hòa tan FOS: Làm tăng thể tích và mềm phân để bé đi ngoài dễ dàng hơn.
Nucleotides: Giúp tăng cường hệ miễn dịch để, giảm nguy cơ tiêu chảy hoặc các rối loạn tiêu hóa thường gặp khác ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
HMO: Thành phần cực kỳ quan trọng góp mặt trong hệ tiêu hóa khỏe mạnh của trẻ. Dưỡng chất này có nhiệm vụ làm mồi nhử, thu hút các tác nhân gây bệnh để chúng không bám vào niêm mạc ruột gây hại cho đường ruột của trẻ. Nếu được bổ sung đầy đủ, mẹ sẽ giúp bé giảm đến 66% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
Chăm sóc một đứa trẻ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Khi con gặp bất kỳ vấn đề gì đó về sức khỏe như táo bón, tiêu chảy, mong muốn giúp con có tần suất đi tiêu bình thường là điều chính đáng của bất kỳ ông bố, bà mẹ nào. Tuy nhiên, bố, mẹ đừng vì nóng lòng muốn con đi ngoài thuận lợi hơn mà dễ dàng thỏa hiệp với những loại sữa không có lợi cho sự phát triển trí não của con.
Thay vào đó, bố, mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và xem xét kỹ thành phần và hàm lượng dưỡng chất có trong loại sữa con đang sử dụng. Nếu đang cho con dùng các loại sữa có đầy đủ những tiêu chí và thành phần có lợi cho trí não và hệ tiêu hóa vừa nêu, mẹ hãy yên tâm và kiên trì sử dụng. Nếu sữa của con đang có dầu cọ và ít hàm lượng dưỡng chất phát triển não bộ, mẹ mới cân nhắc thay đổi sang một sản phẩm khác.

#BabyTalk #Trẻsơsinh #Sứckhoẻ
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com

BABY TALK
VPGD: Biệt thự NB1 – Hapulico Complex, 06 Lê Văn Thiêm, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 090 741 2222

201608470 111924344455276 7839055184499790544 n

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *